Hướng Dẫn Cài Track Scroll Depth Với Google Tag Manager

Track scroll depth / theo dõi cuộn trang giúp bạn biết được thông tin về hành vi cuộn trang của user trên website của bạn. User xem nội dung như thế nào, xu hướng user experience trên site của bạn.

Cài Track Scroll Depth Với Google Tag Manager
Cài Track Scroll Depth Với Google Tag Manager

Cách cài đặt track scroll depth trong google tag manager

Với biến scroll depth được tích hợp sẵn trong google tag manager, bạn hoàn toàn có thể cài đặt track scroll depth.

Các bước cài đặt track scroll depth ở trong bài chia sẻ này bao gồm:.

+ Bước 0. Bật built-in scroll variable.

+ Bước 1. Tạo trigger: user engagement | scroll depth – all page – trigger.

+ Bước 2. Tạo tag: ga – event – vertical scroll depth – tag.

+ Bước 3. Submit và kiểm tra bằng preview hoặc báo cáo google analytics.

Bây, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng bước.

Bước 0. Bật built-in scroll variable

Trong đó: built-in scroll variables: là biến cuộn được tích hợp sẵn trong google tag manager.

Bật các biến scroll depth được tích hợp sẵn trong google tag manager. Để bật, bạn thực hiện theo hướng dẫn.

– Thực hiện: google tag manager > variables > configure > bật các mục thuộc scrolling.

Tham khảo  Cài Đặt Theo Dõi Lượt Gọi Điện Thoại Với Google Tag Manager
hình 1 – Bật các biến cuộn được tích hợp sẵn trong google tag manager
hình 1 – Bật các biến cuộn được tích hợp sẵn trong google tag manager

Bước 1. Tạo trigger: user engagement | scroll depth – all page – trigger

Thực hiện: trigger > new > đặt tên trigger > trigger configuration ( cấu hình trigger) > save.

+ Đặt tên trigger: user engagement | scroll depth – all page – trigger.

+ Trigger configuration ( bước cấu hình trình kích hoạt).

+) Trigger type: scroll depth ( loại trigger: cuộn sâu).

+) Pertical scroll depth: 80 ( mức cuộn dọc 80%, nếu track nhiều mức có thể đặt cách nhau dấu phẩy, ví dụ: 50, 75, 80).

+) Enable trigger on: window load(gtm.Load) ( cho phép trigger khi window load xong).

+) Trigger fire on: all page ( trigger chạy trên tất cả các page).

+ Save.

hình 2 – Tạo trigger mới và cấu hình trigger scroll depth
hình 2 – Tạo trigger mới và cấu hình trigger scroll depth

Bước 2. Tạo tag: ga – event – vertical scroll depth – tag

Thực hiện lần lượt: Google tag manager > tag > new > đặt tên tag > tag configuration > save.

+ Đặt tên tag: ga – event – vertical scroll depth – tag.

+ Tag configuration ( cấu hình thẻ).

+) Tag type: google analytics: universal analytics ( loại thẻ: GA3).

+) Track type: event ( loại sự kiện: event).

+) Category: vertical scroll depth ( đặt tên danh mục).

+) Action: {{Scroll Depth Threshold}} % ( đặt hành động).

+) Label: {{Page Path}} ( đặt nhãn).

+) Non interaction hit:true ( không tương tác: đúng; chọn đúng để không ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang).

+) Google analytics setting: chọn biến google analytics đã cài đặt trước đó hoặc ghi tick chọn ghi đè bằng tracking ID ( cài đặt google analytics: vì trước đó mình đã cài biến kết nối đến google analytics là google_analytics_cu_variable nên bây giờ chỉ cần chọn lại).

Tham khảo  Hướng Dẫn Theo Dõi Click Button Với Google Tag Manager

+) Triggering: user engagement | scroll depth – all page – trigger ( chọn trigger mà chúng ta đã tạo ở bước 1).

hình 3 – Tạo tag và cấu hình tag vertical scroll depth
hình 3 – Tạo tag và cấu hình tag vertical scroll depth

Bước 3. Submit và kiểm tra bằng preview hoặc google analytics

Thực hiện: google tag manager > submit.

hình 4 – Submit các tag, trigger vừa cài đặt
hình 4 – Submit các tag, trigger vừa cài đặt

Kiểm tra với preview trong google tag manager.

hình 5 – Kiểm tra với preview trong google tag manager
hình 5 – Kiểm tra với preview trong google tag manager

Kiểm tra bằng cách xem báo cáo trong google analytics.

hình 6 – Kiểm tra bằng cách xem báo cáo trong google analytics
hình 6 – Kiểm tra bằng cách xem báo cáo trong google analytics

Chúc bạn thực hiện cài track scroll depth thành công!

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo