Timer trigger của google tag manager cho phép bạn gửi sự kiện đến tag manager trong một khoảng thời gian định trước. Bạn có thể cài đặt track timer để đo lường thời gian một user ở trên một trang theo các khoảng thời gian, phục vụ cho mục đích ra quyết định sau này.
Google Analytics sẽ tính toán thời gian mà user dành cho một trang bằng cách tính chênh lệch mốc thời gian của lần xem trang đó và mốc thời gian của lần truy cập tiếp theo.
Nhưng nếu user truy một cập trang và không làm gì, nghĩa là đó chính là lần truy cập cuối trong phiên, lúc này google analytics chỉ định thời gian trên trang bằng 0.
Đó là lý do việc thiết lập track timer với sự trợ giúp của google tag manager rất có ích. Nhưng bạn đã biết cách track timer với google tag manager. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt theo dõi timer trên website chi tiết.
Phần cài đặt track timer bao gồm 4 bước:.
Bước 1. Tạo mới trigger: other | timer – 20s – all page – trigger
Từ giao diện google tag manager:.
Google tag manager > trigger > new > trigger configuration > save.
Configuration: ( cấu hình).
+ Đặt tên trigger: other | timer – 20s – all page – trigger.
+ Trigger type: timer ( loại trigger).
+ Event name: gtm.Timer ( tên sự kiện).
+ Interval: 20000 ( khoảng thời gian gửi kích hoạt 20000 mili giây ~ 20s).
+ Limit: 1 ( giới hạn thông báo sự kiện 1 lần).
+ Condition are true: chạy trigger khi điều trả về điều kiện đúng.
Page path – matches RegEx – .* ( Tương ứng phần url đường dẫn – khớp với kí tự – toàn bộ).
+ Trigger fires on: all timers.
Cấu hình trigger: other | timer – 20s – all page – trigger.
Bước 2. Tạo mới tag: ga – event – timer – 20s – all page – tag
Từ giao diện google tag manager:.
Google tag manager > tag > new > tag configuration > save.
Tag configuration: ( cấu hình tag).
+ Đặt tên tag: ga – event – timer – 20s – all page – tag.
+ Tag type: google analytics: universal analytics ( chọn loại tag là universal analytics ~ GA3).
+ Track type: event ( loại theo dõi là sự kiện).
+ Category:Timer ( đặt tên danh mục là “Timer”).
+ Action: 20s ( hành động: ở trên trang 20 giây).
+ Label:{{Page Path}} ( nhấn vào dấu cộng để chọn, page path là phần đường dẫn url).
+ Non interaction hit: true ( không tương tác: chọn “true” để không ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát).
+ Google analytics setting:{{google_analytics_cu_variable}} ( chọn biến kết nối đến google analytics đã cài đặt trước đó hoặc tick chọn enable overriding (ghi đè) với tracking ID của google analytics).
+ Trigger: chọn “other | timer – 20s – all page – trigger”.
Tạo và cấu hình tag “ga – event – timer – 20s – all page – tag”.
Bước 3. Kiểm tra với preview
Hình 3 Kiểm tra hoạt động của sự kiện với preview của google tag manager.
Hình 4 Nhấn connect để tiếp tục.
Hình 5 Khu vực để bạn thực hiện các hành động. Hãy thử đợi 20 giây nhé.
Ở đường khoanh màu đỏ, sau khi chờ hơn 20 giây trên một webpage, một sự kiện được gửi đến google analytics.
Hình 6 Khu vực preview bên trong google tag manager.
Bước 4. Publish và xem báo cáo trong ga
Ở trong khu vực google tag manager > submit.
Hình 7 Submit thay đổi bên trong google tag manager.
Hình 8 Nhấn publish các thay đổi cài đặt vừa rồi.
Xem báo cáo trong khu vực google analytics.
Google analytics > realtime > events.
Hình 9 Xem báo cáo track timer trong google analytics.
Chúc các bạn thực hành thành công!
» Cùng chuyên mục.
Chuyên mục Google Tag Manager.
Website: tranxuanhung.Com.