Contents
Hướng dẫn cài đặt tracking order trên website
Làm thế nào để thống kê được có bao nhiêu đơn đặt hàng trên chính website của mình. Làm sao để có được thống kê về số đơn trong báo cáo google analytics (GA).
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thực hiện điều đó. Công cụ mình sử dụng ở đây là google tag manager, miễn phí có sẵn từ google.
Các bạn lưu ý là với bài viết này, mình chỉ dừng lại ở việc thống kế số lượng bao nhiêu đơn hàng được ghi nhận thôi nhé.
Còn để thống kê tên sản phẩm, tổng doanh số thu được, bao nhiêu người nhấn thêm giỏ hàng, bao nhiêu người đặt hàng… Các thông kê này được báo cáo ở GA. Thì nó thuộc phần theo dõi thương mại điện tử nâng cao nha (Enhanced Ecommerce).
Tổng quan các bước tracking order bao gồm:
Bước 0. Xác định url đặt hàng thành công
Bước 2. Tạo trigger mới: order – page view – trigger
Bước 3. Tạo tag mới kết nối với trigger: ga – order – event – tag
Bước 4. Prewview and publish
Bước 5. Xem báo cáo trong google anaytics
Chi tiết các bước cài đặt track order với google tag manager
Bước 0. Xác định url đặt hàng thành công
Đầu tiên bạn cần phải xác định được url đặt hàng thành công. Cấu trúc mỗi website một khác nên bạn cứ tiến hành thử nghiệm đặt hàng trên chính website của mình.
Khi đơn hàng được ghi nhận đặt hàng thành công, bạn sẽ xác định được url mình nói ở trên. Như ở đây mình xác định được là /order-received/ .
Hình 1 Xác định url đặt hàng thành công
Bước 2. Tạo trigger mới: order – page view – trigger
Tại giao diện google tag manager > triggers > new > trigger configuration > save
– trigger configuration ( cấu hình trigger)
đặt tên trigger: order – page view – trigger
trigger type: page view
trigger fires on: page path – contains – /order-received/
ý nghĩa của phần này: nếu đường dẫn chứa /order-received/ thì sự kiện mới được kích hoạt.
Hình 2 Tạo trigger mới order – page view – trigger
Bước 3. Tạo tag mới kết nối với trigger: ga – order – event – tag
Tại giao diện google tag manager > tags > new > configuration > save
– configuration tag
đặt tên tag: ga – order – event – tag
tag type: universal analytics
track type: event
category: order
action: order
label: {Page Path}
non interaction hit: false
google analytics seting:chọn biến đã cài đặt trước đó.
Hình 4 Tạo tag mới ga – order – event – tag
Bước 4. Prewview and publish
Tại giao diện google tag manager, bạn nhấn vào preview để kiểm tra lỗi, xem thử sự kiện có được gửi về google tag manager hay không.
Như mình kiểm tra, thì các bạn thấy một sự kiện đã được gửi về GA.
Hình 5 Preview – Kiểm tra lỗi
Sau khi kiểm tra mà không thấy vấn đề gì, các bạn nhấn publish nhé.
Hình 6 Submit và Publish
Bước 5. Xem báo cáo trong google anaytics
Để chắc chắn hơn nữa cho việc xem báo cáo sau này ở GA, bạn vào GA xem đã ghi nhận được báo cáo chưa nhé.
Vì sự kiện mới diễn ra nên bạn xem ở phần realtime nhé. Xem các dự kiện đã diễn ra trước đó, bạn vào behavior > events;
Hình 7 Xem báo cáo trong google analytics
» Cùng chuyên mục
- Hướng Dẫn Track Internal Link Với Google Tag Manager
- Hướng Dẫn Track File Download Với Google Tag Manager
- Cài Đặt Theo Dõi Sự Kiện Click Button Với Google Tag Manager
Chuyên mục Google Tag Manager
Biên tập Trần Hùng From tranhungteam