Hướng Dẫn Track Outbound Links Với Google Tag Manager

Khi làm các dự án SEO, mình thường quan tâm đến việc liệu website có đặt quá nhiều outbound links / external links hay không. Dù link đó là link dofollow hay nofollow, thì mình luôn muốn phát hiện kịp thời để có phương án xử lý.

Track Outbound Links / External Links Với Google Tag Manager
Track Outbound Links / External Links Với Google Tag Manager

Có thể dùng ahrefs, seo power suite, screaming frog, một số tiện ích khác để kiểm tra. Nhưng sẽ tốt hơn khi kết hợp google tag manager để tracking external links / outbound links. Vì đó là hành động thực của user, user clicks external links bao nhiều lần đều được tracking và báo cáo ở google analytics.

Ở bài viết này, mình chia sẻ đến mọi người cách tracking outbound / external link bằng google tag manager.

Các bước thực hiện gồm:.

Bước 1. Tạo variable ( tạo một biến mới).

Bước 2. Tạo trigger ( tạo một trigger mới).

Bước 3. Tạo tag ( tạo một thẻ mới).

Bước 4. Kiểm tra ( kiểm tra sự kiện trong google analytics hoặc preview của google tag manager).

Bước 1. Tạo variable ( tạo biến)

+ Google tag manager > variables > new.

≫ đặt tên biến: “page elements|aev – is outbound – variable” (ave là viết tắt của auto event variable).

≫ chọn loại biến ( variable type).

≫ variable type: auto event variable.

Tham khảo  Cài Google Tag Manager Analytics Search Console Vào Website

≫ variable type: element url.

≫ comparent type:is outbound.

≫ affiliated domains: bỏ trống ( nhấp vào đây các domain affiliate, những tên miền này không được tính là một lần nhấp ra bên ngoài outbound link/external link) hawkhost.Com, và nếu nhiều miền thích cách bằng dấu phẩy. “,”.

(hình 1) – Tạo biến mới | Track Outbound Links
(hình 1) – Tạo biến mới | Track Outbound Links
(hình 2) – Nhấn new để tạo biến mới | Track Outbound Links
(hình 2) – Nhấn new để tạo biến mới | Track Outbound Links
(hình 3) – Đặt tên biến, cấu hình biến | Track Outbound Links
(hình 3) – Đặt tên biến, cấu hình biến | Track Outbound Links
(hình 4) – Chọn loại biến ‘auto event variable | Track Outbound Links
(hình 4) – Chọn loại biến ‘auto event variable | Track Outbound Links
(hình 5) – Chọn variable type ( loại biến), component type (loại đối chiếu) lần lượt là element, is outbound
(hình 5) – Chọn variable type ( loại biến), component type (loại đối chiếu) lần lượt là element, is outbound

Bước 2. Tạo trigger (tạo trình kích hoạt)

+ Google tag manager > trigger > new.

≫ đặt tên trigger:”click|just link – outbound link – trigger”.

≫ trigger type:click – just link.

≫ wait for tag: 2000 ( ý nghĩa là trì hoãn mở external links/ outbound links cho đến khi tag được kích hoạt hoặc đạt thời gian 2 giây, tùy điều kiện nào đến trước).

≫ enable this trigger when all of these conditions are true: page url || matches regex || .*.

( Cho phép trigger/ cho phép trình kích hoạt khi tất các các điền kiện đúng,.

Matches regex: khớp với.

“.*” Đại diện cho tất cả các page url thuộc website.

≫ trigger fires on: some link clicks.

≫ fire this trigger when an event occurs and of these conditions are true: (chạy trình kích hoạt khi các sự kiện xảy ra và điều kiện đúng).

Tham khảo  Cài Đặt Theo Dõi Sự Kiện Điền Form Với Google Tag Manager

Page elements|aev – is outbound – variable || equals || true.

≫ save.

(hình 6) – Tạo mới trigger
(hình 6) – Tạo mới trigger
(hình 7) – Tạo mới, đặt tên trigger, chọn loại trigger
(hình 7) – Tạo mới, đặt tên trigger, chọn loại trigger
(hình 8) – Điền các thông tin wait for tag, condition, fire
(hình 8) – Điền các thông tin wait for tag, condition, fire

Bước 3. Tạo tag (tạo thẻ)

+ Google tag manager > tag> new.

≫ đặt tên tag: “ga – event – outbound link – tag”.

≫ type tag: google analytics: universal analytics.

≫ track type: event.

≫ category:outbound link.

≫ action:{{Click Text}}.

≫ label: {{Click URL}}.

≫ non-interaction hit: true.

≫ google analytics seting: biến google analytics đã cài đặt trước đó hoặc ghi đè ID Tracking.

( “Google_analytics_cu_variable” là loại biến google analytics settings mình đã cài đặt trước đó. Hoặc bạn có thể tick và ô enable overriding settings in this tag rồi điền mã tracking id của google analytics vào).

≫ trigger: click|just link – outbound link – trigger.

≫ save.

(hình 9) – Đặt tên tag: “ga – event – outbound link – tag”
(hình 9) – Đặt tên tag: “ga – event – outbound link – tag”
(hình 10) – Chọn tracking type, category
(hình 10) – Chọn tracking type, category
(hình 11) – Chọn action
(hình 11) – Chọn action
(hình 12) – Chọn biến click text
(hình 12) – Chọn biến click text
(hình 13) – Chọn label click url
(hình 13) – Chọn label click url
(hình 14) – Chọn loại label. loại biến click url
(hình 14) – Chọn loại label. loại biến click url

Tiếp tục hoàn thành các thông tin, xem thứ tự ở hình:.

(hình 15) – Hoàn thành các thông tin cần thiết theo thứ tự
(hình 15) – Hoàn thành các thông tin cần thiết theo thứ tự

Bước 4. Kiểm tra event trong google analytics

Thử click vào một external links trên một bài viết thuộc website.

( hình 17) – Thử nhấp chuột và một liên kết ra ngoài trên bài viết thuộc website
( hình 17) – Thử nhấp chuột và một liên kết ra ngoài trên bài viết thuộc website

Google analytics > realtime > event.

Tham khảo  Hướng Dẫn Thiết Lập Theo Dõi Sự Kiện Đặt Hàng Trên Website
(hình 16) – Kiểm tra event trong google analytics
(hình 16) – Kiểm tra event trong google analytics
(hình 18) – Xem event label để biết url đích của external link
(hình 18) – Xem event label để biết url đích của external link

Xem thêm.

  • Hướng Dẫn Cài Track Scroll Depth Với Google Tag Manager.
  • Hướng Dẫn Cài Đặt Google Tag Manager, Analytics, Search Console Vào Website.
  • Chuyên mục Google Tag Manager.

    Biên tập Trần Hùng From tranhungteam.

    Đánh giá bài viết